5 mẹo về các bố cục trong chụp ảnh phong cảnh

0
823

Bố cục là một trong những yếu tố quan trọng của nhiếp ảnh, đặc biệt là đối với ảnh phong cảnh. Các bố cục trong chụp ảnh là những tiêu chuẩn được quan tâm nhất để tạo nên một bức tranh phong cảnh tuyệt vời.

Về bản chất, bố cục trong nhiếp ảnh là một nghệ thuật mà các nhiếp ảnh gia sử dụng để kết nối mọi thứ trong khung hình lại với nhau, tạo nên hiệu quả tối đa mà nó mang lại cho một bức tranh. Nhận thấy được tầm quan trọng đó, đội ngũ Metric Leo sẽ giới thiệu đến bạn 5 mẹo bố cục cơ bản để áp dụng cho những lần chụp phong cảnh.

1. Tìm tiêu điểm và đối tượng chính cho khung hình

Bụi hoa cúc đóng vai trò như một tiêu điểm trong cách sắp xếp bố cục cho bức ảnh trên
Bụi hoa cúc đóng vai trò như một tiêu điểm trong cách sắp xếp bố cục cho bức ảnh trên

Một tiêu điểm hay một đối tượng là điểm hấp dẫn giúp bức hình thu hút được sự chú ý của người xem. Việc xác định tiêu điểm hay đối tượng là một bước rất quan trọng. Nếu không cân nhắc kỹ lưỡng về những thứ bạn dự định chụp thì khả năng cao là kết quả nhận được chỉ là những khung hình “chụp cho vui” mà ai cũng có thể làm được.

Dù là một tân binh hay một nhiếp ảnh gạo cội trong nghề thì việc chọn một đối tượng hoàn hảo trong chụp ảnh phong cảnh cũng rất thử thách. Đặc biệt là các cảnh thiên nhiên hùng vĩ, rộng lớn, người chụp sẽ bị choáng ngợp khi lần đầu nhìn vào toàn cảnh, và sẽ rất khó để lấy nét một đối tượng khi sắp xếp bố cục cho khung hình.

Để mọi thứ dễ dàng hơn, hãy tưởng tượng rằng bạn là một tay phó nháy đang đứng trước sàn diễn sự kiện hoành tráng, và nhiệm vụ của bạn là chụp một cái gì đó trên sân khấu, sau đó lấy nét chúng để tạo điểm nhấn cho khung hình. Vì vậy, trên sàn diễn đó cần phải có một đối tượng để bức ảnh sau khi chụp có bố cục thu hút hơn.

Một nhân vật áo đỏ đứng ở tiền cảnh của thác nước tạo sự thu cho bố cục cho bức ảnh
Một nhân vật áo đỏ đứng ở tiền cảnh của thác nước tạo sự thu cho bố cục cho bức ảnh

Nhìn vào bức hình trên bạn có thể dễ dàng nhận thấy sàn diễn ở đây là một thác nước hùng vĩ và đối tượng được cài cắm để thu hút sự chú ý của người xem là một người đàn ông áo đỏ nổi bật, tương phản với phong cảnh phía sau. Cách áp dụng kỹ thuật này vừa thu hút được ánh mắt người xem và vừa tôn lên vẻ đẹp hùng vĩ, lớn lao của thác nước trong bức tranh.

2. Sử dụng đường các dẫn để tạo dòng thị giác cho người xem

Sau khi đã nắm rõ kỹ thuật tìm điểm tiêu điểm, đối tượng cho khung hình như đã đề cập ở trên, phương pháp tiếp theo đó là làm cho bức ảnh có chiều sâu hơn bằng cách sử dụng các đường dẫn dắt thị giác.

Đường dẫn dắt được xem như một người bạn không thể thiếu của các bạn yêu thích chụp ảnh, nó là một trong những công cụ quan trọng để sắp xếp một bố cục hoàn mỹ cho bức tranh phong cảnh. Đây được đánh giá như một trong các bố cục trong chụp ảnh không thể thiếu. Bằng cách sử dụng hiệu quả các đường dẫn dắt, bạn có thể tạo nên những bức tranh hấp dẫn, sâu sắc hơn để thu hút sự chú ý của người xem.

Các đường dẫn dắt trong hang động băng tạo chiều sâu cho bố cục của bức ảnh
Các đường dẫn dắt trong hang động băng tạo chiều sâu cho bố cục của bức ảnh

Quan sát vào bức hình trên bạn có thể nhận thấy các đường nét dẫn dắt tự nhiên được tạo hình bởi hang động băng giúp tạo nên một dòng thị giác đi đến tiêu điểm chính là một người mặc áo đỏ đang đứng. Nếu như bức ảnh ở kỹ thuật tìm tiêu điểm và đối tượng làm nổi bật lên sự hùng vĩ của thác núi thì ở khung hình này, bạn có thể cảm nhận được chiều sâu thần bí của hang động một cách chân thực nhất.

3. Ánh sáng và tương phản

Trong những kỹ thuật sắp xếp các bố cục khi chụp ảnh phong cảnh, cái thành công nhất làm nên một khung hình sâu sắc và ấn tượng chính là cách cân chỉnh ánh sáng và độ tương phản cho bức tranh. Yếu tố này tác động lớn đến việc một khung hình có thu hút được người xem hay không dù nó được đăng trên một bài viết nào đó, hay được trưng bày tại các khu vực triển lãm lớn.

Về cơ bản, con người chúng ta sẽ chú ý đến các khu vực sáng và tương phản mạnh khi quan sát một đối tượng nào đó. Bạn có thể tận dụng điều này để làm nổi bật ý đồ muốn truyền đạt thông qua bức hình của mình. Tuy nhiên, hãy nhớ là đừng để sự tương phản quá mức, nó sẽ khiến các đối tượng trong một bức hình tranh giành với nhau và gây rối mắt cho người xem.

Bố cục trong chụp ảnh theo ánh sáng và tương phản trong bức tranh rừng và núi
Bố cục trong chụp ảnh theo ánh sáng và tương phản trong bức tranh rừng và núi

Một ví dụ rất rõ về bức tranh trên, ánh sáng và độ tương phản của bức hình trên được nhiếp ảnh gia căn chỉnh một cách hợp lý giữa màu lạnh dịu nhẹ của bầu trời và màu tối của tiền cảnh làm nổi bật lên tiêu điểm chính là ngọn núi phía xa.

4. Sự cân bằng

Trong quy trình sắp xếp các bố cục trong chụp ảnh, sự cân bằng là một yếu tố không kém phần quan trọng, mặc dù có những trường phái tranh ảnh bất cân xứng khác đạt được hiệu quả cao nhất định. Tuy nhiên, đối với tranh phong cảnh thiên nhiên, sự cân bằng giữa các yếu tố sẽ giúp bạn dễ chịu hơn khi thưởng thức nghệ thuật thị giác từ bức tranh.

Cân bằng nghĩa là các yếu tố trong bức tranh đó có được phân bổ một cách đồng đều. Nếu bạn đang sắp xếp một bố cục cho bức ảnh mà không đảm bảo sự cân bằng giữa các đối tượng trong hình, nó sẽ dẫn đến việc người xem tập trung nhiều về một phần nào đó trong hình hơn là xem bức tranh một cách tổng thể.

Tản băng giúp bức ảnh cân bằng khi sắp xếp bố cục trong chụp ảnh
Tản băng giúp bức ảnh cân bằng khi sắp xếp bố cục trong chụp ảnh

Lấy ví dụ như bức hình trên này, nếu bạn loại bỏ phần băng ở bên trái của khung hình, thì phần còn lại của bức ảnh sẽ mất cân bằng và lệch quá xa về giữa và phải, nơi mà mảnh băng còn lại nằm ở hậu cảnh.

5. Giữ các yếu tố nằm gọn trong khung hình

Kỹ thuật cuối cùng để “biết tuốt” về các bố cục trong chụp ảnh phong cảnh là giữ cho các yếu tố trong ảnh nằm gọn trong khung hình.

Hiểu một cách đơn giản là bạn không nên đặt những đối tượng chính quá gần với các cạnh của khung hình, hãy đảm bảo rằng chúng có đầy đủ không gian thở và không bị cắt đi một phần nào khi nằm quá sát các lề của bức tranh.

Cây xanh nằm gọn trong khung hình giúp tổng thể bố cục bức tranh gọn gàng mạch lạc
Cây xanh nằm gọn trong khung hình giúp tổng thể bố cục bức tranh gọn gàng mạch lạc

Để nắm rõ được kỹ thuật này, bạn có thể sử dụng chế độ xem trực tiếp của máy ảnh thay vì qua khung ngắm. Bằng cách đó, bạn có thể hình dung được bức ảnh cuối cùng sẽ trông như thế nào, có những chi tiết nhỏ nào mà bạn thực sự muốn giữ lại cho bức tranh mà không thực sự nhìn thấy được qua khung ngắm nhỏ.

Tổng kết

Các mẹo về bố cục cơ bản trong chụp ảnh nêu trên được ứng dụng phổ biến trong chụp ảnh phong cảnh. Nắm rõ các yếu tố cơ bản trên sẽ giúp bạn chinh phục mọi cảnh quang thiên nhiên trong những lần bấm máy. Metric Leo chúc bạn cải thiện câu chuyện tranh ảnh tốt hơn sau khi đọc bài này nhé.