Phong cách chụp ảnh chân dung là một trong những phong cách được các nhiếp ảnh gia yêu thích và lựa chọn trong những bộ ảnh của mình. 8 phong cách chụp ảnh chân dung sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Khi tình cờ bạn xem được một tấm ảnh đẹp hoặc bạn đang có ý định đi chụp ảnh nghệ thuật nhưng chưa biết phải chụp ảnh theo phong cách nào. Cũng khó để diễn tả cho thợ chụp ảnh là ” tôi muốn chụp theo phong cách xyz”.. Thì trong bài viết ngày hôm nay M&G sẽ giới thiệu sơ qua cho các bạn nắm được một số phong cách chụp ảnh chân dung nghệ thuật cơ bản. Khi nắm được các bạn có thể tự tin nói chuyện với photographer rằng tôi muốn chụp theo phong cách này .
Nhiếp ảnh chân dung nghệ thuật có thể được chia thành nhiều loại. Bài viết này cũng rất quan trọng cho các nhiếp ảnh gia, nó giúp xác định phong cách riêng để chọn hướng sáng tạo phù hợp với show chụp. Có thể hiểu được phong cách khác nhau cũng sẽ giúp bạn trao đổi thoải mái và dễ dàng lên concept chụp cho mẫu hơn. Dưới đây là một danh sách 8 kiểu cơ bản có liên quan đến nhiếp ảnh chân dung.
1 . PHONG CÁCH CHỤP ẢNH CHÂN DUNG TRUYỀN THỐNG.
Phong cáchChụp ảnh chân dung truyền thống hay cổ điển sẽ chỉ nhắm đến hình ảnh nơi khuôn mặt, đó là một điểm, là một yếu tố quan trọng. Mục đích của bức ảnh là để miêu tả hình ảnh đại diện, lột tả được thần thái của người đó. Mẫu có thể sẽ được nhìn thẳng trực diện vào máy ảnh. Nhiếp ảnh gia sẽ chụp theo nguyên tắc 2/3 hoặc trực diện trung tâm tùy theo ý tưởng để cho ra những bức ảnh nghệ thuật đẹp.
2 . PHONG CÁCH CHỤP ẢNH CHÂN DUNG MÔI TRƯỜNG.
Chân dung môi trường, nghe có vẻ khá lạ tai nhưng các bạn hằng ngày vẫn luôn tiếp xúc với các hình ảnh về thể loại nhiếp ảnh này. Thể loại chụp này đề cập đến một hình ảnh mà đối tượng được chụp ảnh trong môi trường tự nhiên của người đó. Ví dụ, chụp ảnh tại khu vực xây dựng, chụp ảnh giáo viên trong lớp học , nhà điêu khắc trong một xưởng điêu khắc. Khu vực xung quanh được sử dụng làm nền cho chủ đề và nhấn mạnh nhân vật được chụp. Trong thể loại này có sự sắp đặt trước giữa nhiếp ảnh gia và môi trường cũng như đối tượng được chụp
3. PHONG CÁCH CHỤP KHOẢNH KHẮC
Khác với phong cách chụp chân dung môi trường thì chụp khoảnh khắc không có sự sắp đặt trước. Phong cách này có thể chụp mọi lúc nhiếp ảnh gia cảm thấy có thể. Họ nhận định hoặc đợi sẽ có một khoảnh khắc hoặc tấm ảnh đẹp.
Phong cách này được sử dụng trong báo chí ảnh, nhiếp ảnh du lịch , nhiếp ảnh đường phố và chụp ảnh sự kiện. Thể loại chụp chân dung như vậy thường xuất hiện trong các triển lãm ảnh nghệ thuât.
4. PHONG CÁCH CHỤP ẢNH CHÂN DUNG QUYẾN RŨ
Thể loại nhiếp ảnh này nhiếp ảnh gia có thể chụp toàn thân, hoặc nửa trên của có thể, ngoài ra sự kết hợp của ảnh sáng làm tôn nên vẻ lãng mạn và quyến rũ của cơ thể .
5. PHONG CÁCH CHỤP ẢNH CHÂN DUNG CUỘC SỐNG.
Chân dung cuộc sống đề cập đến những bức chân dung được nhấn mạnh để cho thấy “phong cách sống” của các cá nhân . Về mặt kỹ thuật nó là sự kết hợp của bức chân dung môi trường và chân dung khoảnh khắc. Khó khăn hơn đó là làm sao trong bức ảnh có sự giao tiếp những cảm giác trải nghiệm cuộc sống của chủ thể. Style có nhiều ý nghĩa trong nhiếp ảnh nghệ thuật. Các ngành công nghiệp biên tập, thời trang , dược phẩm , thực phẩm và thường xuyên sử dụng hình ảnh lối sống để gợi lên cảm xúc trong người xem bởi sự miêu tả phong cách sống mong muốn. Áp dụng thể loại này tuyệt vời nhất đó là cho thể loại chụp ảnh gia đình và chụp ảnh quảng cáo.
6. PHONG CÁCH CHỤP ẢNH CHÂN DUNG SIÊU THỰC.
Chân dung siêu thực được tạo ra để nhấn mạnh mặt khác của thực tế hoặc khiến người xem tự liên tưởng đến mặt nghịch của cuộc sống. Một bức ảnh gợi những suy nghĩ trong tiềm thức và người hiều được nó cũng phải dùng thứ tư duy trìu tượng nghệ thuật cao . Chủ nghĩa siêu thực là một trào lưu nghệ thuật bắt đầu vào đầu những năm 1920 và nó vẫn đang tiếp tục phát triển mạnh ở thế giới và Việt Nam. Đối với thể loại này ngoài việc chụp còn đòi hỏi khâu xử lý hình ảnh hậu kỳ với các phần mềm chuyên dụng ở trình độ cao.
7. PHONG CÁCH CHỤP ẢNH CHÂN DUNG KHÁI NIỆM
Chân dung khái niệm dùng để chỉ hình ảnh mà khái niệm cho biết thêm một chiều thứ tư . Ý nghĩa ẩn của khái niệm sẽ để lại cho người xem đoán – Nó như một câu hỏi mở vậy. Những người chụp thường cảm thấy bị xúc phạm khi bị cho rằng họ chẳng có ý nghĩa gì trong bức ảnh cả. Đây là công việc của người xem để quyết định. Chân dung khái niệm thường được sử dụng trong nhiếp ảnh quảng cáo.
8. PHONG CÁCH CHỤP ẢNH CHÂN DUNG TÓM TẮT.
Thể loại này được tạo ra với một mục đích sáng tạo nghệ thuật và không dựa trên thực tế đại diện của một người. Nó có thể là sự cắp ghép hoặc gom nhặt từ mẫu này sang mẫu kia, người này sang người kia. Hoặc những cảnh vật, chủ thể khác nhau ghép lại thành một chủ thể định sẵn.
Styles đề cập trong bài viết này là cái gốc cơ bản trong nhiếp ảnh chân dung nghệ thuật. Mỗi phong cách hay một sự kết hợp của bất kỳ chủ thể có thể được áp dụng cho nhiều loại. Ví dụ một nhiếp ảnh đám cưới có thể chọn để sử dụng phong cách truyền thống kết hợp với nhiếp ảnh khoảnh khắc, hoặc quyến rũ kết hợp với phong cách chụp ảnh lối sống.
Theo M&G