Năm kỹ thuật phổ biến trong bố cục chụp ảnh chân dung để tạo ra những bức ảnh đẹp bạn cần biết

0
578
Năm kỹ thuật phổ biến trong bố cục chụp ảnh chân dung để tạo ra những bức ảnh đẹp bạn cần biết

Ảnh chân dung là một trong những thể loại ảnh phổ biến trong cuộc sống. Để có một bức ảnh chân dung đẹp, bên cạnh góc độ ánh sáng và mẫu thì bố cục cũng rất quan trọng. Có rất nhiều quy tắc bố cục, nhưng trong bài viết này, Metric Leo sẽ mách cho bạn 5 bố cục phổ biến trong chụp ảnh chân dung tại những tòa nhà đẹp và có hơi hướng cổ điển như thế này nhé!

Đừng chỉ tạo dáng đơn giản như vậy ở một nơi có kiến trúc đẹp như thế này nhé

Đừng chỉ tạo dáng đơn giản như vậy ở một nơi có kiến trúc đẹp như thế này nhé

Camera bạn không hiện các đường lưới như hướng dẫn? tham khảo cách sau đây của Metric Leo nhé

Cách bật khung lưới camera trên iPhone đơn giản

Để sử dụng bố cục chuẩn như bài, ta cần mở tính năng lưới ở Camera trong phần Cài đặt, cụ thể như sau:

Bước 1: Vào ứng dụng Cài đặt trên iPhone → lướt xuống dưới và chọn Camera.

Bước 2: Tìm mục Lưới → sau đó gạt thanh ngang sang màu xanh để bật (như ảnh)

Bật tính năng Lưới > vào ứng dụng Camera xem khung hình đã được chia như minh họa

Bật tính năng Lưới > vào ứng dụng Camera xem khung hình đã được chia như minh họa

Bước 3: Lúc này chế độ đường lưới sẽ xuất hiện trên cả ảnh chụp và video của iPhone.

Đối với điện thoại Android cũng tham khảo cách làm tương tự, vì chế độ lưới là chế độ cơ bản mà camera nào cũng có nên bạn yên tâm mà tìm kiếm và bật nhé!

Khi bật chế độ khung lưới camera cho iPhone, để tận dụng một cách tốt nhất hãy áp dụng các mẹo sau khi chụp ảnh:

– Bật tính năng Grid hiển thị khung lưới 3×3 lên giao diện chụp ảnh để có thể căn chỉnh vị trí chụp dễ dàng hơn.

– Phân chia bố cục tỷ lệ khung hình theo các quy tắc nhất định và huyền thoại khi chụp ảnh như 1/3, bạn có thể dễ dàng căn chỉnh với khung lưới camera.

Bật chế độ lưới để có thể dễ căn chỉnh bố cục khi tự chụp ảnh chân dung

Bật chế độ lưới để có thể dễ căn chỉnh bố cục khi tự chụp ảnh chân dung

Đây là một trong những quy luật căn bản nhất để điều chỉnh bố cục bức ảnh. Người chụp sẽ chia khung ảnh ra thành 9 phần bằng nhau tạo bởi hai đường ngang và hai đường dọc. Điểm giao nhau giữa các đường thẳng là điểm gây chú ý nhất trên một bức ảnh nên ta có thể đặt điểm nhấn của chủ thể vào các vị trí này.

Xem thêm: Cơ sở của bố cục chụp ảnh chân dung bạn nên biết

5 kỹ thuật phổ biến trong bố cục chụp ảnh chân dung

Khi chụp ảnh tại một tòa nhà đẹp

Kỹ thuật 1: Người đứng ở giữa, tạo một mối quan hệ với bố cục của vòm

Canh chỉnh người ở giữa để tạo chiều sâu cho bức ảnh (Nguồn: Douyin)

Canh chỉnh người ở giữa để tạo chiều sâu cho bức ảnh (Nguồn: Douyin)

Cách tạo dáng này được ví như “phía sau một cô gái” rất được người nổi tiếng ưa chuộng khi đi trên thảm đỏ, bên cạnh đó cũng được các blogger du lịch áp dụng trong chuyến đi chơi của họ rất nhiều. Để chụp thì thay vì đứng đối diện ống kính, bạn hãy xoay lưng, hoặc có thể xoay nhẹ như ảnh mẫu rồi quay mặt lại, nở một nụ cười thật tự nhiên hoặc nhìn vào 1 nơi xa xăm nào đó để càng cuốn hút hơn nhé!.

Thành quả ảnh sẽ rất đáng để chúng ta thử đó!

Thành quả ảnh sẽ rất đáng để chúng ta thử đó!

Tư thế này cho phép người khác nhìn bạn ở các góc độ khác nhau. Nhất là với các bạn gái sở hữu “góc nghiêng thần thánh” và dáng đẹp, kiểu chụp ảnh quay lưng càng giúp tôn ngoại hình. Phối hợp nắm bắt chiều sâu của không gian, và rồi tách! Ta đã có thành quả như tuyệt vời như thế này đây!

Kỹ thuật 2: Vòm được đặt ở giữa màn hình. Thoải bước để chụp

Một bố cục chụp ảnh chân dung có thể thử là canh mẫu đi đến giữa khung hình và chụp

Một bố cục chụp ảnh chân dung có thể thử là canh mẫu đi đến giữa khung hình và chụp

Kiểu này với các bạn chụp OOTD chắc là đã quá quen thuộc, và hãy áp dụng nó trong những bức ảnh có phông cảnh như thế này cho bức ảnh tăng thêm phần sống động. Nhớ là canh góc chụp khi mẫu vào trung tâm khung ảnh để có hiệu quả vượt bậc hơn nhé

Bố cục này cho thấy sự thoải mái tự nhiên nhưng vẫn không kém phần thần thái

Bố cục này cho thấy sự thoải mái tự nhiên nhưng vẫn không kém phần thần thái

Kỹ thuật 3: Lấy bức tường đỏ làm nền. Tay trong tay, nhìn vào máy ảnh

Với kiểu bố cục này có thể áp dụng cho cả những lúc tự chụp ảnh chân dung vì dễ áp dụng

Với kiểu bố cục này có thể áp dụng cho cả những lúc tự chụp ảnh chân dung vì dễ áp dụng

Tạo dáng bên cạnh những bức tường cao hay luôn là một trong những kiểu ưa chuộng của giới trẻ khi đu du lịch

Dễ áp dụng nhưng thành quả vẫn rất tuyệt vời đúng không nào (nguồn: Douyin)

Dễ áp dụng nhưng thành quả vẫn rất tuyệt vời đúng không nào (nguồn: Douyin)

Kỹ thuật 4: Sử dụng một bức tường làm đường hướng dẫn. Tựa vào tường

Một cách đơn giản nhưng không kém phần tự nhiên khác cho các bạn áp dụng

Một cách đơn giản nhưng không kém phần tự nhiên khác cho các bạn áp dụng

Tạo dáng đơn giản, tập trung vào biểu cảm tinh nghịch khi chụp ảnh chân dung ngoại cảnh ở những tòa nhà đẹp. Nhớ là canh theo hướng như đường vẽ ở ví dụ để bức ảnh thêm sâu và thêm nổi bật nhân vật chính của chúng ta nhé!

Có thể xóa những vật thể dư thừa trong khung ảnh để tăng thêm độ thơ mộng của bức ảnhCó thể xóa những vật thể dư thừa trong khung ảnh để tăng thêm độ thơ mộng của bức ảnh

Kỹ thuật 5: Dựa lưng vào tường, dứng váy lên, nhìn vào máy ảnh

Tựa nhẹ lưng vào tường cũng là một kiểu tạo dáng không thể bỏ lỡ (Nguồn: Douyin)

Tựa nhẹ lưng vào tường cũng là một kiểu tạo dáng không thể bỏ lỡ (Nguồn: Douyin)

Bạn đẹp nhất khi là chính bản thân mình luôn là chân lý không ai có thể phủ nhận. Vì thế, hãy để khung cảnh xung quanh làm nền cho bạn, tôn lên nét đẹp tự nhiên của bạn. Chỉ cần chọn khung ảnh mình thích rồi thoải mái tạo dáng: cười che miệng, hoặc cười mỉm, mân mê đôi mái tóc,… cũng đủ để có được những tấm ảnh đẹp xuất sắc.

Kết hợp với nghiêng đầu hoặc một nụ cười nhẹ (nguồn: Douyin)

Kết hợp với nghiêng đầu hoặc một nụ cười nhẹ (nguồn: Douyin)

Cách tạo dáng không cầu kì, ta chỉ cần dựa lưng vào tường và rồi tìm một góc máy đẹp nhất thôi cũng đủ để bức ảnh thêm ấn tượng.

Tựa lưng vào tường thôi cũng có thể cho ra đời bức ảnh thần thái như thường đấy nhé

Tựa lưng vào tường thôi cũng có thể cho ra đời bức ảnh thần thái như thường đấy nhé

Tổng kết

Trên đây là các bố cục chụp ảnh chân dung phổ biến trong chụp ảnh chân dung bạn cần nắm vững. Bên cạnh những bố cục này, còn rất nhiều bố cục khác mà bạn có thể áp dụng như bố cục đối xứng, quy tắc số lẻ, quy tắc không gian trống. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cho mình những kỹ năng cần thiết để áp dụng trong quá trình chụp ảnh chân dung tại một tòa nhà đẹp rồi nhé. Và hãy theo dõi Metric Leo để đọc thêm nhiều mẹo hay khác khi chụp ảnh nha.